Lịch sử Chủ_nghĩa_thực_dân

Bản đồ thế giới vẽ chủ nghĩa thực dân vào năm 1800.

Hiện thực thực dân hóa trải dài trên khắp thế giới và qua quãng thời gian dài, xuất hiện ở những dân tộc rất khác nhau như người Hittite, người Incangười Anh, mặc dù thuật ngữ chủ nghĩa thực dân thường gợi đến những cuộc chinh phục vượt biển của người châu Âu hơn là những các cuộc chinh phục trên đất liền ở sát nhau, ngay tại châu Âu hay bất cứ nơi khác.

Những cuộc chinh phục trên đất liền thường được ước định mô tả bằng thuật ngữ chủ nghĩa đế quốc, như Thời đại của chủ nghĩa đế quốc mà trong đó Chủ nghĩa thực dân là một khái niệm con, nhưng thuật ngữ chính thường để nhắc đến các cuộc chinh phục và xâm chiếm các thế lực địa lý yếu hơn ở gần đó. Những ví dụ về các đế quốc trên đất liền gồm có Đế chế Mông Cổ, một đế quốc lớn trải dài từ Tây Thái Bình Dương đến Đông Âu, Đế chế của Alexander Đại đế, Vương triều Umayyad, Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã, Đế chế Byzantine. Đế chế Ottoman được tạo ra trên khắp Địa Trung Hải, Bắc Phi và bên trong vùng Đông Nam châu Âu và tồn tại trong suốt thời gian các quốc gia châu Âu đi thực dân ở các phần khác trên thế giới.

Bản đồ thế giới của chủ nghĩa thực dân vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945.

Sau thời kỳ Reconquista của Bồ Đào Nha khi Vương quốc Bồ Đào Nha đấu tranh chống lại sự thống trị của Hồi giáo tại Iberia, vào thế kỷ 12 và 13, người Bồ bắt đầu mở rộng lãnh thổ ra hải ngoại. Chủ nghĩa thực dân châu Âu bắt đầu vào năm 1415, với việc Bồ Đào Nha chiếm được cảng Ceuta của người Hồi giáo tại Bắc Phi. Trong các thập niên tiếp theo Bồ Đào Nha đã phát triển các địa điểm thông thương, cảng biển và pháo đài dọc theo bờ biển châu Phi. Chủ nghĩa thực dân ngày càng mở rộng với các cuộc thám hiểm châu Mỹ, bờ biển châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Đông Á của hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Vào ngày 7 tháng 6 năm 1494, Giáo hoàng Alexander VI đã chia thế giới thành hai nửa, chia phần phía tây cho Tây Ban Nha, và phía đông cho Bồ Đào Nha, một cử chỉ mà nước Anh và Pháp chưa bao giờ chấp nhận. Xem thêm Hiệp ước Tordesillas ra đời sau sắc lệnh của Giáo hoàng.

Nửa sau của thế kỷ 16 chứng kiến sự bành trường của quốc gia thực dân Anh qua Ireland[3]. Mặc dù đã bỏ ra nhiều nỗ lực, cho đến tận thế kỷ 17, Anh quốc, PhápHà Lan mới hình thành xong các đế quốc hải ngoại bên ngoài châu Âu, trực tiếp cạnh tranh với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả với nhau. Vào thế kỷ 19, Đế chế Anh đã phình ra thành đế quốc rộng lớn nhất từng có (xem danh sách các đế quốc rộng lớn nhất).

Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 là kỷ nguyên phi thực dân hóa đầu tiên khi phần lớn các thuộc địa của châu Âu ở châu Mỹ lần lượt giành được độc lập từ mẫu quốc của chúng. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha yếu đi thấy rõ sau khi bị mất đi các thuộc địa tại Tân Thế giới, nhưng Anh quốc (sau liên minh giữa Anh và Scotland), Pháp và Hà Lan lại hướng sự chú ý của mình đến Cựu Thế giới, cụ thể là Nam Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á, những nơi tạo nên vùng duyên hải. Đế chế Đức (ngày nay là Cộng hòa), được tạo ra phần lớn nước Đức sau khi được hợp nhất dưới quốc gia Phổ (ngoại trừ Áo, và các vùng bản địa Đức khác), cũng tìm kiếm thuộc địa tại Đông Phi thuộc Đức. Các lãnh thổ ở khu vực khác trên thế giới vượt đại dương, hoặc vượt ra ngoài châu Âu, cũng được bổ sung vào Đế quốc thực dân Đức. Ý xâm chiếm Eritrea, SomaliaLibya. Trong chiến tranh Ý-Ethiopia lần thứ nhấtlần thứ 2, Ý đã xâm lược Abyssinia, và vào năm 1936 Đế quốc Ý đã được hình thành.

Thực dân trên thế giới 1492-2008

Sự công nghiệp hóa trong thế kỷ 19 dẫn đến một thời kỳ được gọi là Tân chủ nghĩa đế quốc, khi tốc độ thực dân hóa được đẩy nhanh, mà đỉnh cao của nó là Sự tranh giành châu Phi.

Vào năm 1823, Hoa Kỳ, trong quá trình mở rộng bờ cõi về phía tây bên bờ Thái Bình Dương, đã đưa ra Học thuyết Monroe trong đó đưa ra lời cảnh báo đối với những người theo chủ nghĩa bành trước ở châu Âu đừng can dự vào công việc nội bộ của châu Mỹ. Nguyên thủy, tài liệu này nhắm đến việc mở rộng chủ nghĩa thực dân tại châu Mỹ Latin và vùng Caribê, cho rằng điều đó là đàn áp và không thể chịu đựng. Đến cuối thế kỷ 19, một số cá nhân như Theodore Roosevelt đã diễn dịch Học thuyết Monroe theo cách cho rằng trách nhiệm của Hoa Kỳ là phải bảo đảm cho sự ổn định kinh tế ở Trung Mỹ, Caribê và Nam Mỹ, từ đó giúp cho các quốc gia này trả lại số nợ cho những kẻ thực dân. Trên thực tế, dưới thời tổng thống Roosevelt vào năm 1904, Hệ luận Roosevelt đối với Học thuyết Monroe đã được thêm vào tài liệu gốc để điều chỉnh lại chính sách và hành vi mở rộng thuộc địa của Hoa Kỳ dưới thời Roosevelt[4]. Roosevelt đã biện hộ cho sự sửa đổi này trước quốc hội vào năm 1904, trong đó ông nói:

"Tất cả những gì quốc gia này mong muốn là nhìn thấy những quốc gia láng giềng được ổn định, kỷ luật và thịnh vượng. Bất kỳ nước nào mà người dân cư xử tốt có thể nhờ cậy đến tình bằng hữu nồng ấm của chúng ta. Nếu một quốc gia cho thấy họ biết cách hành động với năng lực và cách thức hợp lý để đối phó với các vấn đề xã hội và chính trị, nếu họ giữ được trật tự và thể hiện sự biết ơn, họ không cần phải sợ có sự can thiệp nào từ Hoa Kỳ. Còn cứ liên tục làm điều sai trái, hay tỏ ra bất lực dẫn đến các mối liên kết văn minh bị nới lỏng, thì ở Hoa Kỳ, hay bất cứ nơi nào khác, rốt cuộc cần phải có sự can thiệp từ một quốc gia văn minh nào đó, và ở Tây Hemisphere sự tôn trọng triệt để của Hoa Kỳ đối với Học thuyết Monroe sẽ buộc Hoa Kỳ, dù miễn cưỡng, trước những trường hợp sai trái hoặc bất lực rõ ràng đó, phải thực thi sức mạnh cảnh vệ quốc tế (Roosevelt, 1904)."

Với sự kiện này, giờ đây lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, chủ nghĩa đế quốc đã bắt đầu biểu hiện băng qua đường lãnh hải và đã sáp nhập các lãnh thổ của Phillipines, Guam, Cuba, Puerto Rico, và Hawaii vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Mỹ đã thành công trong việc "giải phóng" các lãnh thổ Cuba, Puerto Rico, Guam, và Philippines. Chính quyền Mỹ thay thế chính quyền hiện có tại Hawaii vào năm 1893; nó được sáp nhập vào liên minh Hoa Kỳ như một lãnh thổ hải ngoại vào năm 1898. Trong khoảng giữa năm 1898 và 1902, Cuba là một lãnh thổ của Hoa Kỳ cùng với Puerto Rico, Guam, và Philippines, tất cả đều là các thuộc địa mà Hoa Kỳ giành được từ tay Tây Ban Nha. Vào năm 1946, Phillipines được trao quyền độc quyền từ Hoa Kỳ và Puerto Rico đến nay vẫn là một lãnh thổ của Hoa Kỳ cùng với Samoa thuộc Mỹ, Guam, và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Tại Cuba, Luật sử đổi Platt bị thay thế vào năm 1934 bởi Hiệp ước Quan hệ trao cho Cuba quyền tự chủ cao hơn về các vấn đề kinh tế và ngoại giao. Năm 1934 cũng là năm dưới thời tổng thống Franklin D. Roosevelt, áp dụng Chính sách Láng giềng tốt để hạn chế sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Trung và Nam Mỹ.[4][5][6] [7][8][9][10]

Trong suốt thế kỷ 20, các thuộc địa hải ngoại của những nước thua cuộc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất được các nước chiến thắng chia nhau với danh nghĩa lãnh thổ ủy quyền. Nhưng khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, ngày 14/8/1941 Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston S. Churchill cùng nhau ra Tuyên bố chung Hiến chương Đại Tây Dương. Điều 3 của Hiến chương này nói rằng Anh và Mỹ tôn trọng quyền của tất cả mọi dân tộc được chọn hình thức chính quyền lãnh đạo họ, Anh và Mỹ cũng mong muốn nhìn thấy chủ quyền và các hình thức nhà nước tự trị của các dân tộc trước kia bị người khác dùng vũ lực tước mất được tái lập lại.[11][12] Đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai giai đoạn thứ hai của phi thực dân hóa mới được tiến hành nhanh chóng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_thực_dân http://www.asianreviewofbooks.com/arb/article.php?... http://www.britannica.com/blackhistory/article-241... http://www.encyclopedia.com/doc/1G1-147667728.html... http://www.history-magazine.com/potato.html http://www.livescience.com/history/080114-syphilis... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761580643/ming... http://encarta.msn.com/media_701508643/Smallpox_Th... http://www.nytimes.com/2008/01/15/science/15syph.h... http://www.scitizen.com/stories/Biotechnology/2007... http://www.springerlink.com/index/t514426365436ur2...